Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi

Giống như các dòng iPhone gần đây, model iPhone SE 2020 không hỗ trợ tính năng 3D Touch. Tuy nhiên bù lại Apple đã đưa tính năng Haptic Touch lên chiếc máy này.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi - Ảnh 1.

Mặc dù vậy tính năng phản hồi rung Haptic Touch của iPhone SE 2020 có vẻ không hỗ trợ tính năng nhấn giữ nút Home để hiển thị tất cả nội dung thông báo trên màn hình khóa .

Cụ thể kể từ iPhone XR, Apple đã bắt đầu loại bỏ tính năng 3D Touch và thay thế bằng Haptic Touch. Tính năng này sử dụng phần cứng Taptic Engine để tạo ra các phản hồi chạm khi người dùng nhấn ngón tay xuống màn hình. Ngoài ra tính năng này còn dùng cách giữ để thực hiện tác vụ thay vì sử dụng độ nhạy áp lực.

Ví dụ trên iPhone 11 và iPhone 11 Pro, người dùng có thể nhấn và giữ để xem toàn bộ thông báo trên màn hình khóa.

Ví dụ khi có một thông báo Facebook hoặc Twitter xuất hiện trên màn hình khóa, người dùng chỉ cần thực hiện thao phiên dịch tác như trên là đã có thể xem trước toàn bộ nội dung trước khi có quyết định trả lời hay không.

iPhone SE thiếu hỗ trợ Haptic Touch khi xem thông báo trên màn hình khóa nhưng đây không phải là lỗi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên trên iPhone SE 2020, tính năng này hoàn toàn biến mất. Tất nhiên người dùng vẫn có thể xem toàn bộ thông báo với Haptic Touch trên iPhone SE mới nhưng bạn sẽ cần phải mở khóa màn hình trước. Hoặc bạn cũng có thể vuốt qua thông báo và nhấn tùy chọn View để xem toàn bộ thông báo ngay tử màn hình khóa.

Một người dùng Reddit chia sẻ: "Tôi đã mua iPhone SE mới ngày hôm qua. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng, Haptic Touch không hỗ trợ với các thông báo trên màn hình khóa. Tôi chưa thấy có nhiều người báo cáo vấn đề này hay bất kỳ một đánh giá nào có đề cập đến nó. Haptic Touch có thể giúp bạn xem nhanh thông báo trên màn hình chính nhưng khi bạn đang ở màn hình khóa hoặc mở Notification Center và cố gắng nhấn và giữ để xem nhanh email hoặc một văn bản để trả lời nhanh thì bạn quả thực bạn đen đủi rồi".

Trong trường hợp trên, nhiều người có thể cho rằng đây chỉ là một lỗi và Apple có thể cập nhật bằng phần mềm giống như trên iPhone XR, qua đó giúp tính năng Haptic Touch có thể hỗ trợ cho các thông báo trên màn hình khóa. Nhưng với trường hợp của iPhone SE 2020, mọi thứ lại hoàn toàn khác.

Theo tổng biên tập trang TechCrunch, Matthew Panzarino cho biết, việc tính năng Haptic Touch thiếu hỗ trợ với thông báo trên màn hình khóa không phải là lỗi. Thực ra tính năng này đã hoạt động đúng như dự định của Apple. Điều đó có nghĩa Apple sẽ không tung ra bất cứ bản cập nhật phần mềm nào để xử lý vấn đề trên.

Thật bất ngờ khi một chiếc máy thừa hưởng nhiều linh kiện và phần cứng giống như iPhone 8 lại có cách hoạt động khác lạ như vậy.

Tham khảo 9to5mac

Ngồi không vẫn phải vạ, "Hiệu Nguyệt" Hồng Đào xơi ngay liên hoàn tát vì sự nhiệt tình của chị em tốt ở Phượng Khấu tập 9

Cuối tập 8 Phượng Khấu , hoàng cung ngập tràn tin vui khi hai cung tần đồng loạt báo tin mang long thai. Dĩ nhiên điều này khiến Phương Nhậm ( NSND Hồng Vân ) không khỏi ganh tị tuy nhiên ả chưa kịp ra tay thì chính Đoàn Viên (NSƯT Tuyết Thu) - một trong hai vị cung tần mang hỷ đã tự mình hành động. Muốn Phương Nhậm phải khốn đốn sau những tội lỗi đã gây ra, Đoàn Viên đã cố tình dùng túi xạ hương do Trắc cơ ban, cộng thêm một chút cam thảo khiến bản thân đau bụng động thai.

Đoàn Viên tự khiến mình động thai

Chính hoàng đế cũng nghi ngờ Trắc cơ

Nhưng lần này kẻ ác bị oan rồi

Thế nhưng, kế phiên dịch sách có hoàn hảo đến mấy thì cũng để lộ sơ hở, đã vậy việc làm của Đoàn Viên còn ảnh hưởng trực tiếp tới chị em tốt Hiệu Nguyệt ( Hồng Đào ). Biết được lí do Đoàn Viên làm vậy với mình là vì Nguyên cơ và chuyện Nguyên cơ được phép can dự triều chính cùng hoàng đế, Trắc cơ đã cố tình tới mách với Thái hoàng Thái hậu ( NSƯT Lê Thiện ). Chẳng để Hiệu Nguyệt giải thích, Thái hoàng Thái hậu đã hạ lệnh tát Hiệu Nguyệt 100 cái ngay giữa cung Từ Thọ. Hay tin này, Đoàn viên tức tốc đi báo tin cho hoàng đế, may mắn thay hoàng đế đã tới kịp lúc, ngay khi Hiệu Nguyệt vừa gục ngã vì đau đớn nhưng tính mạng vẫn được đảm bảo.

Một màn liên hoàn tát giữa cung Từ Thọ

Để bảo vệ hiền phi, hoàng đế Thiệu Trị ( NSƯT Thành Lộc ) lần đầu tiên trong đời đã làm trái ý Thái hoàng Thái hậu, ngang nhiên dẫn Hiệu Nguyệt đi trong cơn thịnh nộ của bà nội.

Cũng trong tập 9, sau bao ngày trì hoãn, cuối cùng Hiệu Nguyệt cũng được thăng làm Nhị giai Thành phi, Phương Nhậm thăng làm Nhị giai Trinh phi, riêng hàng Nhất phi vẫn được bỏ trống. Ngoài ra, Đoàn viên cũng được phong thành Lương Tần, Tịnh Xuyên (NSƯT Ngọc Hiệp) thành Đức tần, các vị cung tần khác cũng lần lượt được sắc phong.

Ngồi không vẫn phải vạ, Hiệu Nguyệt Hồng Đào xơi ngay liên hoàn tát vì sự nhiệt tình của chị em tốt ở Phượng Khấu tập 9 - Ảnh 6.
Ngồi không vẫn phải vạ, Hiệu Nguyệt Hồng Đào xơi ngay liên hoàn tát vì sự nhiệt tình của chị em tốt ở Phượng Khấu tập 9 - Ảnh 7.

Cả Trắc cơ lẫn Nguyên cơ đều trở thành Nhị giai

Phượng Khấu lên sóng vào 20h thứ Năm hàng tuần.

Hy vọng đây rồi: Hãng dược khổng lồ từ Hoa Kỳ tuyên bố vaccine chống Covid-19 có thể ra đời vào cuối năm nay, nguồn cung đủ cho hàng triệu người

CNN đưa tin, BioNTech - một công ty của Đức đã phối hợp với Pfizer - hãng dược khổng lồ từ Hoa Kỳ để tiến hành thử nghiệm vaccine chống Covid-19 trên người. 2 công ty cho biết nếu thành công, họ có thể cung cấp hàng triệu liều vaccine vào thời điểm cuối năm 2020.

Theo Pfizer thông báo, họ sẽ tiến hành thử nghiệm vaccine mới tại Mỹ ngay trong tuần này, đồng thời cho biết sẽ có một lượng vaccine khẩn cấp được tung ra ngay trong mùa thu năm nay. Còn BioNTech một số ứng viên đã được dùng thử loại vaccine này, với tên gọi BNT162.

"12 ứng viên đã được tiêm vaccine BNT162 tại Đức kể từ khi bắt đầu nghiên cứu ngày 23/4 vừa qua," - công ty cho biết.

Hy vọng đây rồi: Hãng dược khổng lồ từ Hoa Kỳ tuyên bố vaccine chống Covid-19 có thể ra đời vào cuối năm nay, nguồn cung đủ cho hàng triệu người - Ảnh 1.

Hiện tại chưa có bất kỳ thông tin nào về kết quả của cuộc thử nghiệm. BioNTech cho biết, khoảng 200 ứng viên từ 18 - 55 tuổi sẽ được thử tiêm với các liều lượng khác nhau nhằm tìm ra con số hiệu quả nhất cho các nghiên cứu tương lai.

"Bên cạnh đó, tính chất an toàn và khả năng tạo miễn dịch di truyền của vaccine cũng sẽ được tìm hiểu," - trích thông tin cung cấp từ BioNTech.

Hiện tại, cả 2 công ty đang tiến hành xin cấp phép cho BNT162 tại Mỹ, dự tính sẽ hoàn tất trong thời gian sắp tới. Tại Đức, việc thử nghiệm vaccine đã được thông qua vào ngày 22/4.

"Hai công ty đã hợp tác thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người, bắt đầu tại châu Âu và Mỹ," - Pfizer thông báo. "Ước tính đến cuối năm 2020, sẽ có hàng triệu liều vaccine được sản xuất và cấp phép, tạo tiền đề nâng quy mô lên hàng trăm triệu liều vào năm 2021."

Pfizer hiện tại cũng không phải là tập đoàn dược duy nhất đang phát triển vaccine Covid-19. Cuối tuần trước, các chuyên gia tại ĐH Oxford cũng đã tiến hành thử nghiệm vaccine trên người, và tùy vào kết quả mà có thể cho ra thành phẩm cuối cùng vào tháng 9. Các quan chức y tế cho biết, phân nửa các chương trình nghiên cứu vaccine Covid-19 hiện nay đang trong giai đoạn thử nghiệm, cùng 80 nghiên cứu trong giai đoạn sơ bộ trên phạm vi toàn cầu.

Nguồn: phiên dịch CNN

'Sóng gió gia tộc' Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại 'ngai vàng' từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo

Cho Yang Ho (1949 - 2019) lúc sinh thời là một doanh nhân tiếng tăm trên thương trường Hàn Quốc, giữ chức chủ tịch tập đoàn vận tải Hanjin, chủ tịch kiêm CEO hãng hàng không Korean Air, thành viên sáng lập nên SkyTeam - một trong ba liên minh hàng không lớn nhất thế giới.

Tuy vươn đến đỉnh cao của tiền tài và quyền lực, nhà họ Cho cũng được xem là gia tộc chaebol tai tiếng nhất xứ sở kim chi, liên tục tranh đấu xào xáo khiến dân tình ngán ngẩm.

Sóng gió gia tộc Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại ngai vàng từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo - Ảnh 1.

Gia tộc họ Cho nắm giữ tập đoàn Hanjin và Korean Air (Ảnh: Yonhap)

"Sóng gió gia tộc" dồn dập của nhà họ Cho

Đầu tiên là bê bối của đại tiểu thư Cho Hyun Ah (sinh năm 1974) vào năm 2014. Lúc đó, người phụ nữ này đã vươn tới chức phó chủ tịch tập đoàn. Khi lên máy bay Korean Air, bà nạt nộ phi hành đoàn vì phục vụ hạt mắc-ca trong túi thay vì bày biện ra đĩa. Sau đó, bà còn đuổi thẳng tiếp viên trưởng, khiến máy bay bị muộn 11 phút so với dự kiến.

Sự việc thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế, kéo theo cơ quan an ninh vào cuộc điều tra và buộc tội ái nữ họ Cho vi phạm luật hàng không, phạt tù 1 năm. Từ đó, danh tiếng của Cho Hyun Ah bị vấy bẩn mãi mãi, thường được mỉa mai bằng các biệt danh như "công chúa hạt mắc-ca" hay "vụ hạt mắc-ca nổi giận".

Sóng gió gia tộc Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại ngai vàng từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo - Ảnh 2.

Cho Hyun Ah đối mặt với búa rìu dư luận sau vụ hạt mắc-ca (Ảnh: AFP)

Sau khi nhà họ Cho và báo chí Hàn tạm thời "buông tha" cho nhau khoảng 4 năm thì lại xuất hiện "liên hoàn phốt". Tháng 4/2018, con gái út Cho Hyun Min (sinh năm 1983) có thái độ phách lối, thẳng tay hắt nước vào mặt một nhân viên cấp dưới. Vài ngày sau, phu nhân chủ tịch Lee Myung Hee liên tiếp xúc phạm các nhân viên xây dựng và nhân viên khách sạn. Một tháng sau, quý tử Cho Won Tae (sinh năm 1976) vướng vào lùm xùm nhập học trái phép vào Đại học Inha từ 21 năm trước nhưng không bị buộc tội.

Bước sang năm 2019, chủ tịch Cho Yang Ho bị "hất cẳng" khỏi hội đồng quản trị Korean Air sau quá nhiều vụ tai tiếng của bản thân ông và gia đình. Thậm chí, đây còn xem là chiến thắng mang tính biểu tượng, rằng tầng lớp chaebol không phải tạo ra sóng gió gì rồi cũng được thoái lui an toàn. Đến tháng 9, chủ tịch Cho qua đời tại Mỹ, khép lại một chặng đường đầy thăng trầm của Hanjin và Korean Air.

Con gái út Cho Hyun Min và mẹ Lee Myung Hee cũng không phải dạng vừa (Ảnh: Yonhap, SBS)

Korean Air khởi đầu thập kỷ mới không thể "drama" hơn: Kinh doanh lao đao vì đại dịch, chị em tranh quyền đoạt vị

Chaebol được định nghĩa như các tập đoàn "quá lớn để có thể sụp đổ", nhưng điều đó không còn đúng trong đại dịch Covid-19. Hãng bay lớn nhất Hàn Quốc đã phải hủy bỏ vô số hành trình và buộc nhân sự nghỉ việc không lương, đến bộ phận lãnh đạo cũng bị cắt giảm thu nhập.

Song song đó, cuộc chiến tranh giành sản nghiệp kéo dài hàng tháng trời giữa chị em họ Cho cũng mới đi đến hồi kết. Trước đó, khi bố qua đời, người em trai Cho Won Tae đã tiếp quản đế chế kinh doanh. Nhưng "công chúa mắc-ca" Cho Hyun Ah không hài lòng. Bà thành lập một liên minh được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư lớn KCGI và công ty xây dựng Bando, âm mưu lật đổ em trai. Họ kêu gọi Cho Won Tae từ chức vì "liên tục mắc phải sai lầm", khiến Korean Air lỗ lũy kế 1,74 nghìn tỷ Won (1,4 tỷ USD) chỉ trong vòng 5 năm.

Sóng gió gia tộc Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại ngai vàng từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo - Ảnh 4.

Cho rằng công ty đang "lâm nguy", người chị Hyun Ah muốn em trai nhường lại ghế chủ tịch Hanjin và Korean Air (Ảnh: Pulse)

"Người ta không thể điều hành công ty chỉ vì trót sinh ra là cháu nội của nhà sáng lập" - Lee Seung Hoon, người đứng đầu quỹ KCGI thẳng thắng chỉ trích năng lực của Won Tae, hậu duệ đời thứ ba của nhà sáng lập Hanjin. Kỳ thực, việc kinh doanh của gia tộc này đã trắc trở suốt thời gian dài. Ví dụ như công ty con Hanjin Shipping từng là hãng tàu Top 10 của thế giới, đã phá sản năm 2017.

Tuy vậy, trong cuộc họp cổ đông thường niên ngày 27/3 vừa qua, Won Tae một lần nữa vượt qua sự thách thức của chị gái và giữ vững "ngai vàng". Ông nhận được sự ủng hộ của gia đình và cả đối tác từ Mỹ, hãng Delta Air Lines. Cuối cùng, đương kim chủ tịch thu về 56,67% phiếu thuận từ các cổ đông, một chiến thắng an toàn nhưng không được vẻ vang cho lắm. Về phần Cho Hyun Ah, dù sao vị tiểu thư này cũng còn nhiều phiên tòa phải tham dự.

Sự nghiệp lẫn hôn nhân đều không viên mãn, Cho Hyun Ah còn bạo hành chồng con?

Ngày 20/2/2019, Cho Hyun Ah bị chính người "đầu ấp tay gối" đâm đơn kiện vì hành hung chồng và các con. Người chồng họ Kim (trước đây truyền thông Hàn đưa tin là họ Park) cho rằng sau khi ra tù từ năm 2015, bà Cho thường xuyên tấn công gây thương tích và có lời nói xúc phạm đến gia đình, bao gồm hai con trai sinh đôi.

Ông Kim khi đó đã nộp nhiều hình ảnh cùng clip hiện trường bạo hành cho cảnh sát, bao gồm hình ảnh vết thương trên cổ và ngón chân. Ngoài ra, trong một clip được đài KBS phát sóng, bà Cho được cho là hét lên "Chết! Chết đi!" với chồng, sau đó siết cổ và ném máy tính bảng khiến ông bị thương ở chân.

Ông Kim vốn là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, quen biết với bà Cho từ hồi tiểu học và kết hôn vào năm 2010. Cặp đôi đã nộp đơn ly dị từ tháng 4/2018 và vẫn đang chờ Tòa án Gia đình Seoul thụ lý.

Chàng rể thường dân bước chân vào nhà hào môn rồi cuối cùng kéo nhau ra tòa.

V ụ kiện bạo hành đã hoàn tất xét xử ở Seoul trong tuần này, theo thẩm phán In Jin Sup nói với báo Korean Times vào ngày 30/4. Tòa tuyên bố Cho Hyun Ah hành hung chồng và yêu cầu nộp phạt 30 triệu Won (gần 583 triệu đồng), tuy nhiên việc la mắng và ném muỗng vào các con không bị kết tội.

Phía bà Cho không rõ có kháng cáo hay không, nhưng người chồng họ Kim đã lập tức phản đối quyết định của tòa, cho rằng hai con của mình bị ngược đãi nghiêm trọng và Cho Hyan Ah phải chịu hình phạt thích đáng.

Xem ra đại tiểu thư phiên dịch nhà họ Cho đã khởi đầu năm 2020 không hề suôn sẻ. Hơn nữa, trong lúc em trai Cho Won Tae đang chật vật lèo lái công ty thì bất kỳ vụ lùm xùm nào của Korean Air cũng là điều vô cùng đáng tiếc.

"Ông Cho đã thành công trở thành truyền nhân đời thứ 3 của tập đoàn Hanjin, và giờ phải chứng minh cho các cổ đông thấy được những vụ ồn ào của gia đình mình sẽ không bao giờ lặp lại" - giáo sư Kim Dae-jong từ ĐH Sejong nhận định. Tuy nhiên, câu hỏi là chủ tịch Cho có "kìm" nổi người chị cá tính của mình hay không, giữa bối cảnh công chúng Hàn Quốc ngày càng nhạy cảm và phản ứng gay gắt với các vụ bê bối trong giới tài phiệt.

(Theo Korean Times, AFP)

Cú lừa trăm triệu USD của 'Starbucks Trung Quốc': 3 nhà băng lớn bậc nhất thế giới bị qua mặt, kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính như GIC hay quỹ đầu tư nhà nước Singapore cũng bị lừa

Trước khi xảy ra bê bối kế toán khiến giá cổ phiếu cắm đầu lao dốc rồi vỡ nợ, nhà sáng lập tỷ phú của Luckin Coffee - chuỗi cà phê được mệnh danh là Starbucks của Trung Quốc Lu Zhengyao vốn là khách hàng lý tưởng của nhà băng Credit Suisse.

"Tôi không nhớ đã ăn tối với ông ấy bao nhiêu lần ở Bắc Kinh nữa. Đây là một khách hàng sộp của ngân hàng chúng tôi", Tidajane Thiam - cựu lãnh đạo Credit Suisse từng chia sẻ về Lu Zhengyao. Ông ca ngợi mối quan hệ của Lu với ngân hàng: "Ông ấy là khách hàng trong mơ của chúng tôi".

Tuy nhiên, sự sụp đổ của Luckin vào tháng này là cú giáng đòn mạnh lên nhiều "lão làng" trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Hóa ra tất cả họ đều bị lừa và thiệt hại nặng nhất chính là Credit Suisse. Nhà băng này đã mất một vụ IPO lớn ở Hong Kong khi bê bối của Luckin nổi lên và báo cáo một sự gia tăng gấp 5 lần các khoản dự phòng rủi ro cho vay ở chi nhánh châu Á Thái Bình Dương - chủ yếu liên quan tới các vụ vỡ nợ của Lu. Ngân hàng cũng đang tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và xem xét kỹ lưỡng hơn những khoản vay với các công ty Trung Quốc vốn đang tăng lên ngày một nhiều.

Cú lừa trăm triệu USD của Starbucks Trung Quốc: 3 nhà băng lớn bậc nhất thế giới bị qua mặt, kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính như GIC hay quỹ đầu tư nhà nước Singapore cũng bị lừa - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Luckin Lu Zhengyao.

Trong khi Lu vẫn chưa bị cáo buộc bất kỳ tội danh gì nhưng một báo cáo điều tra đã tiết lộ các lãnh đạo cấp cao của Luckin đã khai khống doanh thu của công ty lên tới 310 triệu USD vào năm 2019. Đây thực sự là một thông tin gây sốc với giới kinh doanh toàn cầu và nó cho thấy rủi ro cao với các ngân hàng đầu tư khi thực hiện các thỏa thuận tại Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vốn là thị trường quan trọng trong chiến lược của Credit Suisse để giành lấy những khách hàng "sộp" là những doanh nhân giàu có trên khắp châu Á.

"Luckin là một mô hình thu nhỏ của những gì có thể xảy ra khi các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành lỏng lẻo được áp dụng nhằm cho phép các công ty theo đuổi sự tăng trưởng nhanh chóng. Luckin có nhiều dấu hiệu cho thấy là một doanh nghiệp phát triển nhanh, rủi ro lớn", Mark Williams, giáo sư tại Đại học Boston và là cựu thanh tra ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho biết.

CEO Thomas Gottstein - người đảm nhận vị trí của Thiam vào tháng 2 từ chối đưa ra bình luận về trường hợp của Luckin. Nhà băng này vẫn đang bước đầu điều tra các đơn vị kiểm toán và luật sư liên quan. Ông nói: "Có quá nhiều bên liên quan để đưa ra được kết luận sớm".

Dẫu vậy, Gottstein đã chỉ ra tín hiệu cho thấy sự sụp đổ cổ phiếu của Luckin sẽ không làm thay đổi chiến lược của ngân hàng là tiếp tục nhắm tới những doanh nhân giàu có ở Trung Quốc.

"Đó là một chiến lược mà chúng tôi tin rằng có hiệu quả bởi nó kết hợp sức mạnh trong mảng ngân hàng tư nhân và ngân hàng đầu tư. Chúng tôi đã thành công rất nhiều trên khắp thế giới".

Đáng nói là, Credit Suisse không phải nhà băng duy nhất vướng vào bê bối của Luckin. Những nhà đầu tư ban đầu vào chuỗi cà phê này gồm cả gã khổng lồ đầu tư toàn cầu GIC, quỹ đầu tư nhà nước Singapore. Morgan Stanley cũng là một phần trong nhóm bảo lãnh IPO và cũng cho Lu vay một vài khoản tiền lớn. Ngoài ra còn có Barclay. Tất cả những nhà băng này có nguy cơ đối mặt với vụ kiện từ các nhà đầu tư sau khi giá cổ phiếu Luckin sụt tới 91% so với mức cao nhất hồi tháng 1.

Credit Suisse ảnh hưởng nhiều nhất bởi họ chính là nhà băng dẫn đầu trong nhóm bảo lãnh cho vụ IPO của Luckin vào năm ngoái ở New York. Đây cũng là đơn vị nhận tới 60% trong tổng chi phí mà Luckin phải trả cho các ngân hàng.

Cú lừa trăm triệu USD của Starbucks Trung Quốc: 3 nhà băng lớn bậc nhất thế giới bị qua mặt, kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính như GIC hay quỹ đầu tư nhà nước Singapore cũng bị lừa - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu của Luckin chạm đáy thời gian gần đây.

Trước đó Helman Sitohang - người đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương của Credit Suisse từng ca ngợi Lu là một trong những câu chuyện thành công của nhà băng này. Lu khởi nghiệp Car Inc vào năm 2007 và biến nó thành công ty cho thuê lớn nhất Trung Quốc. Credit Suisse cũng là đơn vị bảo lãnh cho công ty này IPO vào năm 2014 cùng với việc trở thành tư vấn cho 3 vụ bán trái phiếu ở Mỹ tổng cộng tới 1,2 tỷ USD.

Lu sau đó đặt ra mục tiêu hạ gục Starbucks ở Trung Quốc và mở rộng Luckin thành đối thủ đáng gờm, có hơn 4.500 cửa hàng chỉ trong 2 năm. Trong một khoảng thời gian, Luckin trở nên đặc biệt thu hút với các nhà đầu tư khi cổ phiếu tăng gấp 3 chỉ sau 8 tháng bắt đầu giao dịch.

Trong khi hội đồng quản trị Luckin nói rằng họ đang tập trung vào điều tra COO Jian Liu, Lu thừa nhận công ty "đi quá xa và quá nhanh", IPO sau 18 tháng kinh doanh.

"Tôi đang đổ lỗi cho chính bản thân. Việc tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra nhiều vấn đề cho công ty".

Cổ phiếu Luckin hiện vẫn bị ngưng giao dịch để chờ kiểm tra. Ngày 6/4, cổ phiếu công ty ở mức 4,39 USD/1 cổ phiếu, giảm từ mức cao nhất tháng 1 là 51,38 USD/1 cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi công ty giao dịch ở mức chỉ 24 cent, thấp kỷ lục.

Khi mọi chuyện rõ ràng, Credit Suisse sẽ vẫn tiếp tục kinh doanh dù sẽ phải chịu thiệt hại trong ngắn hạn vì Luckin. Tuy nhiên, nhà băng này sẽ xem đây như "cái giá khá đắt của việc làm ăn kinh doanh".

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime

Trong phiên tòa tổ chức hôm thứ Hai, Apple đã đồng ý chia 18 triệu USD tiền phạt cho các nguyên đơn. Họ là những người đã kiện Apple vì làm vô hiệu hóa FaceTime trên iPhone 4 và iPhone 4s của họ vào năm 2014.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 1.

Thỏa thuận bao gồm việc mở một quỹ chung trị giá 18 triệu USD, tức gần 30% tổng thiệt hại trung bình theo ước tính của nhà kinh tế và tư vấn chính sách người Mỹ Justine S. Hastings. Luật sư phía nguyên đơn ước tính, mỗi người thắng kiện sẽ được nhận 3 USD/thiết bị mặc dù số tiền trên có thể tăng. Điều kiện để được nhận bồi thường là các thiết bị iPhone đời cũ như iPhone 4 và 4s của họ phải đang chạy iOS 6 và chưa jailbreak.

Hai người đại diện vụ kiện là Christina Grace và Ken Potter ước tính sẽ được nhận khoản tiền bồi thường 7,5 ngàn USD. Trong khi đó, nhóm luật sư đại diện vụ kiện tập thể sẽ được hưởng 30% số tiền bồi thường, tương đương 5,4 triệu USD cho phí luật sư và 1,1 triệu USD tiền bồi hoàn các chi phí phát sinh.

Thỏa thuận giải quyết trên của Apple được đưa ra trong bối cảnh vụ kiện đã kéo dài hơn 3 năm chưa ngã ngũ. Và những người đâm đơn kiện Apple vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng.

FaceTime ra mắt vào năm 2010 dưới dạng công nghệ truyền hình trực tuyến cho iPhone. Tại thời điểm đó, Apple đã sử dụng hai phương thức chuyển dữ liệu âm thanh và video giữa nhiều thiết bị. Đầu tiên Apple sử dụng kết nối trực tiếp ngang hàng (P2P) và sau đó là phương thức chuyển tiếp dựa vào máy chủ của bên thứ ba. Các cuộc gọi FaceTime khi đó sử dụng máy chủ của Akamai đã khiến Apple tốn kém rất nhiều so với kỹ thuật P2P.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 2.

Tuy nhiên cho đến năm 2012 khi công nghệ P2P của Apple bị phát hiện vi phạm bằng sáng chế thuộc sở hữu của VirentX. Sau đó tòa án ra phán quyết buộc Apple phải ngừng sử dụng các giao thức kết nối trực tiếp và chuyển hướng các cuộc gọi phiên dịch FaceTime thông qua các máy chủ chuyển tiếp của bên thứ ba. Và tất nhiên điều này khiến ban lãnh đạo Apple đứng ngồi không yên vì tốn kém chi phí.

Để giải quyết vấn đề liên quan đến chi phí máy chủ, Apple đã tự mình phát triển giao thức ngang hàng mới và giới thiệu trên iOS 7 ra mắt vào năm 2013. Vào thời điểm đó, một phần chủ sở hữu iPhone 4 và 4s chưa sẵn sàng nâng cấp từ iOS 6 lên iOS 7 vì lý do hệ điều hành mới gây ra các lỗi trên các thiết bị cũ, đặc biệt là FaceTime. Điều này được lý giải vì Apple muốn người dùng hạn chế sử dụng phương thức kết nối cũ trên iOS 6 sử dụng máy chủ của Akamai.

Chính vì lý do đó nhiều người cho rằng, Apple đã cố tính "phá hỏng" FaceTime để khuyến khích người dùng nâng cấp lên iOS 7. Trong khi đó phía Apple đổ lỗi cho vấn đề tương thích khi người dùng nếu muốn dùng FaceTime ổn định, tốt nhất nên nâng cấp lên iOS 7.

Phía bị đơn là Apple sau đó đã chấp nhận theo vụ kiện cho tới tháng 1/2020 vừa qua trước khi đồng ý với bản thỏa thuận giải quyết vụ kiện.

Tham khảo AppleInsider

Tầm nhìn 10.000 năm trong chiếc đồng hồ 1.000 năm mới kêu 1 lần đang được Jeff Bezos xây dựng trong một ngọn núi

Tầm nhìn 10.000 năm trong chiếc đồng hồ 1.000 năm mới kêu 1 lần đang được Jeff Bezos xây dựng trong một ngọn núi - Ảnh 1.

Các kỹ sư và nhà xây dựng đang chế tạo một chiếc đồng hồ khổng lồ nằm trong một dãy núi ở phía tây bang Texas với khả năng hiển thị thời gian trong vòng 10.000 năm tới. Và chủ nhân của nó chính là Jeff Bezos - tỷ phú giàu nhất hành tinh.

Tầm nhìn 10.000 năm trong chiếc đồng hồ 1.000 năm mới kêu 1 lần đang được Jeff Bezos xây dựng trong một ngọn núi - Ảnh 2.

Jefff Bezos muốn xây dựng một chiếc đồng hồ có thể hiển thị thời gian trong 10.000 năm tới.

Có không ít điều thú vị về chiếc đồng hồ đặc biệt này. Được biết, đây là "đứa con tinh thần" của Daniel Hillis, một doanh nhân và nhà khoa học máy tính. Ông là người đầu tiên mường tượng ra chiếc đồng hồ 10.000 năm vào năm 1986. Hiện ông là Giáo sư giảng dạy tạo Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nơi vốn nổi tiếng với việc chế tạo ra siêu máy tính hay robot khủng long tự hoạt động.

Chiếc đồng hồ 10.000 năm hoạt động như thế nào?

Sự lâu dài của thời gian là thách thức kỹ thuật lớn với đội ngũ xây dựng. Chiếc đồng hồ đặc biệt trên được Hillis thiết kế để chạy chậm hơn rất nhiều lần so với nhịp thời gian thông thường. Theo đó, nó sẽ chỉ tích tắc mỗi năm một lần, kim thế kỷ cứ 100 năm mới di chuyển một nhịp và sau mỗi 1.000 năm chuông mới lại đổ một lần.

Các chuyên gia đã cho nổ nhiều khu vực khác nhau của dãy núi Sierra Diablo (cũng do Jeff Bezos sở hữu) để lắp đặt các bánh răng và bánh đà. Theo nhà sáng lập tập đoàn Amazon, chiếc đồng hồ cao khoảng hơn 150 mét, tất cả đều vận hành bằng cơ với nguồn năng lượng từ chu trình nhiệt ngày/đêm và được đồng bộ hóa vào buổi trưa.

Tầm nhìn 10.000 năm trong chiếc đồng hồ 1.000 năm mới kêu 1 lần đang được Jeff Bezos xây dựng trong một ngọn núi - Ảnh 3.

Hình ảnh bên trong nơi đặt chiếc đồng hồ đặc biệt.

Trong một bài đăng trên Twitter vào tháng 2/2018, vị tỷ phú viết: "Quá trình lắp ráp đã bắt đầu. Chiếc đồng hồ này là biểu tượng cho thời gian và tư duy lâu dài. Nó sẽ sớm được hoàn thành nhờ các thiên tài Danny Hillis, Zander Rose và toàn bộ đội ngũ xây dựng".

Nhiều người đã so sánh đồng hồ 10.000 năm với những căn phòng bên trong đại kim tự tháp Giza của Ai Cập.

Ý nghĩa của chiếc đồng hồ 10.000 năm

Hillis thành lập tổ chức phi lợi nhuận Long Now năm 1996 để hoạt động như một đơn vị hỗ trợ cho dự án xây dựng đồng hồ 10.000 năm của mình. Năm 2011, tờ Wired cho biết Bezos và Hillis vốn là bạn bè lâu năm và họ đã bắt đầu lên kế hoạch từ năm 2005.

Bezos giải thích chiếc đồng hồ 10.000 năm là một cách để nhắc nhở mọi người rằng tương lai xa không chỉ tồn tại mà còn là điều mà các thế hệ sau của họ sẽ trải qua. Vì vậy, chúng ta cần tư duy lâu dài thay vì chỉ giới hạn trong nhiều tháng, nhiều năm trước các vấn đề của Trái Đất và có trách nhiệm hơn với cộng đồng xã hội. Làm như vậy cũng chính là có trách nhiệm với con cháu của chúng ta.

Tầm nhìn 10.000 năm trong chiếc đồng hồ 1.000 năm mới kêu 1 lần đang được Jeff Bezos xây dựng trong một ngọn núi - Ảnh 4.

Một bộ phận của chiếc đồng hồ 10.000 năm.

Theo một trang web, hành trình tham quan chiếc đồng hồ sau khi quá trình lắp đặt hoàn tất không phải quá dễ dàng vì sân bay gần nhất cách đó vài giờ lái xe và đường mòn dẫn lên nơi đặt đồng hồ cao hơn 600 mét so với nền thung lũng.

Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về thời điểm hoàn thành dự án nhưng nhiều khả năng việc này sẽ tốn không ít thời gian (tất nhiên không phải 10.000 năm nữa). Cho đến thời điểm này, chi phí xây dựng chiếc đồng hồ đã lên tới phiên dịch 42 triệu USD và dự kiến đó chưa phải con số cuối cùng.

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4

Kể từ khi thành lập, Xiaomi đã tham gia vào rất nhiều mảng của lĩnh vực công nghệ, điện tử, đồ dùng gia dụng và họ đã thực sự xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh với các sản phẩm thông minh phục vụ cuộc sống. Trong lễ hội Mi Fan Festival vừa qua, gã khổng lồ Trung Quốc đã ra mắt rất nhiều sản phẩm thông minh và dưới đây là top 5 sản phẩm thú vị nhất.

Xiaomi Mi Air 2S

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 1.

Xiaomi Mi Air 2S

Mở đầu danh sách là mẫu tai nghe True Wireless Xiaomi Mi Air 2S, phiên bản nâng cấp của Mi Air 2. Đây là mẫu tai nghe dạng earbuds tương tự AirPods của Apple nhưng mức giá tốt hơn rất nhiều. Mi Air 2S mới đi kèm với chipset lõi kép được nâng cấp và công nghệ truyền dẫn đồng bộ tín hiệu âm thanh. Thời lượng pin cũng được nâng cấp với 5 giờ sử dụng cho một lần sạc và bổ sung thêm 24 giờ thông qua hộp sạc không dây chuẩn Qi. Xiaomi Mi Air 2S mới được bán tại thị trường Trung Quốc với mức giá khoảng 1.3 triệu đồng.

Đồng hồ trẻ em Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 2.

Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4

Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4 là chiếc smartwatch dành cho trẻ em lần đầu tiên được hỗ trợ kết nối 5G tốc độ cao. Hơn thế nữa, Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4 trang bị hệ thống camera kép có độ phân giải 5 MP, đặt ở mặt trước và phía cạnh bên có khả năng theo dõi khuôn mặt của trẻ và theo dõi môi trường xung quanh. Chiếc đồng hồ này cũng được trang bị màn hình AMOLED 1.78 inch, hỗ trợ cuộc gọi video chất lượng cao và khả năng định vị trẻ. Thậm chí chiếc đồng hồ này còn có một chương trình giảng dạy tương tác tiếng Anh AI English dành cho trẻ, giúp học tập và cải thiện phát âm tiếng Anh. Xiaomi Mi Bunny Children’s Watch 4 có giá khởi điểm khoảng 3 triệu đồng.

Xe điện Xiaomi Mijia Scooter 1S

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 3.

Xiaomi Mijia Scooter 1S

Xiaomi đã có những thành công rực rỡ về doanh số với mẫu xe điện Mi Electric Scooter trước đây. Và giờ đây họ mang đến bản nâng cấp Mijia Scooter 1S với nhiều cải tiến hơn nữa. Mijia Scooter 1S sở hữu một bảng điều khiển tương tác trực quan mới với các tính năng tự chẩn đoán lỗi hệ thống. Màn hình tích hợp cũng hiển thị tốc độ thời gian thực và các trạng thái của xe. Xe có thể gập lại với trọng lượng chỉ 12.5kg, đi kèm với động cơ 500W. Xe có khả năng đạt tốc độ tối đa 25 km/h và quãng đường di chuyển tối đa lên đến 30 km trong một lần sạc. Mijia Scooter 1S có công nghệ chống bó cứng phanh ABS và chế độ tiết kiệm năng lượng để cải thiện tuổi thọ pin. Xiaomi Mijia Scooter 1S có giá bán tại Trung Quốc là 6.6 triệu đồng.

Xiaomi Full Screen TV Pro

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 4.

Xiaomi Full Screen TV Pro

Đúng như tên gọi, Xiaomi Full Screen TV Pro là một chiếc TV thông minh cao cấp với các cạnh viền siêu mỏng. Chiếc TV có độ phân giải 4K kích thước 75 inch, tỷ lệ bao phủ màn hình mặt trước là 97%, cùng thiết kế hợp kim nhôm sang trọng. Cung cấp sức phiên dịch mạnh cho chiếc TV đầu bảng này là bộ xử lý 64 bit với tốc độ xung nhịp 1.9 GHz, kết hợp với RAM 2 GB và bộ nhớ trong 32 GB. Xiaomi Full Screen TV Pro sử dụng hệ điều hành PatchWall với các dịch vụ truyền hình như Tencent Video và Yoku. TV hỗ trợ trợ lý ảo XiaoAI, ra lệnh bằng giọng nói và Dolby Audio. TV cũng có thể tương tác với các thiết bị IoT để gia nhập hoàn hảo với hệ sinh thái của Xiaomi. Xiaomi Full Screen TV Pro có mức giá khoảng 20 triệu đồng.

Xiaomi Gentle Breeze Air Conditioner

Top 5 sản phẩm thông minh thú vị nhất của Xiaomi ra mắt tháng 4 - Ảnh 5.

Xiaomi Gentle Breeze Air Conditioner

Xiaomi đã ra mắt một chiếc điều hoà thông minh có tên gọi Gentle Breeze Air Conditioner trong tháng này. Chiếc điều hoà này có tính năng lan toả luồng gió đều khắp phòng thay vì một hướng cụ thể như điều hòa truyền thống. Nhờ giải pháp này, chiếc điều hòa giúp giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng ở mức tối thiểu và làm không khí tự nhiên hơn, giống như một làn gió nhẹ. Chiếc điều hoà thông minh này có tới 1120 lỗ thoát khí trên thân máy và tích hợp trợ lý ảo XiaoAI với khả năng ra lệnh bằng giọng nói và tương tác với các sản phẩm nhà thông minh khác.

Tham khảo GizmoChina

iOS 13.5 giúp người dùng mở khoá iPhone dễ dàng hơn khi đeo khẩu trang

Apple mới đây đã tung ra bản cập nhật iOS 13.5 Beta dành cho các lập trình viên. Điểm nhấn của bản cập nhật này là việc nó tích hợp hàm API cho phép các cơ quan y tế có thể phát triển ứng dụng cảnh báo người dùng nếu họ đã tiếp xúc với người phiên dịch bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, bên cạnh đó, iOS 13.5 còn mang đến một cải tiến khác rất hữu ích với người dùng trong mùa dịch này. 

Cụ thể, trong thời gian qua, người dùng đã liên tục phàn nàn về việc khó mở khoá chiếc iPhone của mình bằng Face ID do phải đeo khẩu trang. Trên iOS 13.5, Apple đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Nếu phát hiện người dùng đang đeo khẩu trang, bảng nhập mật mã (Passcode) sẽ xuất hiện nhanh hơn, từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc mở khoá thiết bị của mình.

Bảng nhập mật khẩu (passcode) xuất hiện nhanh hơn khi người dùng đeo khẩu trang.

Rõ ràng ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng một chiếc điện thoại với cảm biến vân tay (như đa số những chiếc máy Android hiện nay, hay thậm chí là cả chiếc iPhone SE giá rẻ của Apple) là thuận tiện hơn rất nhiều so với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Dù vậy, giải pháp tình thế này của Apple sẽ là một lý do quan trọng nhằm thôi thúc người dùng nâng cấp lên iOS 13.5.

Hiện tại, iOS 13.5 vẫn đang ở trong giai đoạn beta, và người dùng cuối sẽ sớm được cập nhật lên phiên bản này trong thời gian tới.